Kinh Dịch và hệ Tiên Thiên Bát Quái
Về Chu Dịch
Chu Dịch là một bộ sách bốc phệ cổ đại. Bộ sách này có liên hệ mật thiết với triết học, tôn giáo, phong tục dân tộc, số học thời cổ đại mà có quan hệ mật thiết với thuật số học cổ đại
Chu Dịch còn gọi là Kinh Dịch gọi tắt là Dịch.
Chu Dịch do hai bộ phận: Dịch kinh và Dịch truyện hợp thành. Dịch kinh được hợp thành bởi 64 bức quái đồ, 64 quái danh, 64 quái từ, 386 hào danh, 384 hào từ v.v... 64 quái (quẻ), do 8 quẻ ba vạch kết thành. 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, vì thế còn gọi là quẻ 6 vạch. Quẻ 6 vạch chia làm hai bộ phận thượng và hạ (trên và dưới) gọi là quẻ trên và quẻ dưới.
Quẻ trên gọi là quái thượng thể. Quẻ đưới gọi là quái hạ thể. Hai thể hạ quái và thượng quái trùng nhau thì hợp thành một quái đồ 6 vạch còn gọi là trùng quái. Cũng gọi là Biệt quái. Biệt quái dùng để phân biệt với quẻ 3 vạch. Quẻ 3 vạch còn gọi là đơn quái (quẻ đơn) cũng gọi là kinh quái, do chỉ có 8 quái (quẻ) cho nên cũng gọi là Bát quái.
Dịch số và quái số là hai khái niệm vừa có liên hệ vừa có khu biệt. Dịch số bao hàm quái số. Quái số bao hàm nội dung từng số riêng của bát quái, từng số riêng của 64 quái (quẻ) và số thứ tự của 64 quái v.v..
Quái số ở đây chỉ số thứ tự của bát quái. Số thứ tự của bát quái có thẻ sắp sếp thành nhiều kiểu. Quái số Chu Dịch ở đây được sắp sếp theo “Phục Hy bát quái thứ tự”.
Thứ tự 8 quái của Phục Hy là:
- Càn
- Đoài
- Ly
- Chấn
- Tốn
- Khảm
- Cấn
- Khôn
Đó là thứ tự Tiên thiên bát quái thuận của Chu Dịch. Người ta khi đoán quẻ đã vứt bỏ ý nghĩa vốn có của số thứ tự này coi số ảo là số thực. Lấy số 1 đối ứng với quẻ “Càn”, lấy số 2 đối ứng với quẻ “Đoài”, lấy số 3 đối ứng với quẻ “Ly”, lấy số 4 đối ứng với quẻ “Chấn”, lấy số 5 đối ứng với quẻ “Tốn”, lấy số 6 đối ứng với quẻ “Khảm”, lấy số 7 đối ứng với qué “Cấn”, lấy số 8 đối ứng với quẻ “Khôn”.
Thí dụ người ta xem quẻ chỉ cần xem được số 7 đã nghĩ rằng xem được quê '“Cấn” rồi, được số 5 thì có thể coi như xem được qué “Tốn”.
Điều đó trên thực tế là sự vận dụng không tự giác phù hiệu học trong tư duy nguyên thuỷ.
Ngũ Hành Sinh Khắc
Nguyên văn:
Kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, thổ sinh kim.
Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khác kìm.
Dịch - Bình:
Ngũ hành là tên gọi chung của 5 loại vật chất, Thuỷ - Hoả - Mộc - Kim - Thổ. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc coi ngũ hành là 5 loại nguyên tố cơ bản cầu tạo nên vạn vật, dùng để thuyết minh và giải thích thế giới khách quan.
Thứ tự vận hành của Hà đồ chính là thứ tụ tuần hoàn của thời tiết, hết đông sang xuân, xuân rồi đến hạ, hạ rồi đến trường hạ, trường hạ rồi đến thu, thu rộ sang đông, cứ thế năm này sang năm khác, thời gian trôi đi.
Ngũ hành tương sinh
Trong ngũ hành có mối liên hệ thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau; Mối quan hệ ấy được gọi là tương sinh, gọi tắt là “Sinh”. “Sinh” có ý nghĩa là sản sinh, giúp cho sự sinh trưởng và liên hệ v.v...
Thứ tự của ngũ hành tương sinh là:
- Kim sinh Thuỷ
- Thuỷ sinh Mộc
- Mộc sinh Hoả
- Hoả sinh Thổ
- Thổ sinh Kim.
Ngũ hành tương khắc
Ngũ hành không những có quan hệ “tương sinh” thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau để tồn tạì mả còn có quan hệ trỏi buộc lẫn nhau, chế ngự lần nhau. Môi quan hệ như thế gọi là “tương khắc”, “tương khắc” được căn cứ vảo thuộc tính cơ bản của 5 loại vật chât cùng với sự khác biệt đề xác định.
Thứ tự của ngũ hành tương khắc như sau:
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thuỷ
- Thuỷ khắc Hoả
- Hỏa khắc Kim
Lạc Thư
Theo truyền thuyết, vua Đại Vũ nhà Hạ thấy con Linh quy nổi lên ở sông Lạc trên mai có những nét chữ. Đại Vũ xếp thành thứ tự rôi dựa vào đó mà dịch ra những khuôn phép lớn trị nước, cũng có tên gọi là Cửu trù (9 phạm trù) được giải thích trong thiên hồng phạm của Kinh Thư. Các nhà nho thời sau đều đặt Hà đồ, Lạc thư ở phần cuối Kinh Dịch.
Lạc thư có 9 số 1-2-3-4-5-6-7-8-9. Tổng cộng các số của Lạc thư 1+2+3+4+5+6+7+8+9=45.
Số lẻ là số trời hay dương số, được biểu tượng bằng những chấm trắng, tổng số của các số lẻ là 1+3+5+7+9=25.
Số chẵn là số đất hay âm số, được biểu tượng bằngnhững chấm đen, tổng số các số chẵn là 2+4+6+8=20.
Lạc thư do thần Linh quy mang trên lưng nên có tượng con rùa. Đầu đội 9 chân đạp 1, bên trái mu mang 3, bên phải mu mang 7, vai bên trái mang 4, vai bên phải mang 2, chân trái mang 8, chân phải mang 6, số 5 ở giữa lưng (mu rùa) tượng trưng cho Thái cực (xem hình vẽ). 2 ngũ hành trong Hà đồ là 5 vị tương đắc mà hoà hợp, chỉ vị trí của ngũ hành trong Hà đồ và các con số ấy tạo nên sự biến hoá tức là chỉ số sinh thành của ngũ hành chẳng qua là sự biến hoá của các con số trong Hà đồ:
- 1 và 6 là số sinh thành của Thuỷ
- 2 và 7 là số sinh thành của Hoả
- 3 và 8 là số sinh thành của Mộc
- 4 và 9 là số sinh thành của Kim
- 5 và 10 là số sinh thành của Thổ
Phương hướng như sau:
- 1-6 Thủy ở phương Bắc.
- 2-7 Hỏa ở phương Nam.
- 3-8 Mộc ở phương Đông.
- 4-9 Kim ở phương Tây.
- 5-10 Thổ ở trung ương.
Thuỷ ở phía Bắc nhưng nằm ở đưới, vì tính nó mềm nhuận nên thấm xuống, hoả ở phía Nam, nhưng nằm ở trên vì hun bốc lên trên.
Mộc ở phía trái Kimn ờ phía phải ứng với hai phương Đông và Tây. Thổ ở Trung ương, ngôi của Thái cực chở đỡ cho muôn vật bao vây cả 4 hành kia. Bốn hành còn lại ứng với tử tượng và ở vòng ngoài của Hà đồ.
Ngũ hành tương khắc trong Lạc Thư vận hành theo ngũ hảnh tương khắc. Hà đồ vận hành theo tương sinh vì tượng cho cái thể Tiền Thiên của Dịch - Lạc thư được ứng dụng rất nhiều đó là cái dụng của Dịch hình tượng cho giai đoạn Hậu thiên.
Sự sinh hoá của muôn vật phải sự chỉ phối của luật tương khắc. Các hành kìm chế lẫn nhau để luôn luôn giữ cho 5 hành ở thế quân
bình. Do đó, sự vận hành của Lạc thư theo ngũ hành tương khắc. Tóm lại, Hà đồ chiều vận hành theo ngũ hành tương sinh, chiều với ngũ hành tương khắc, chiều đối với ngũ hành tương sinh.
Mặt khác, để cho chiều vận hành liên tục và ngược lại chiều vận hành của Hà đồ, vị trí của hỏa và kim ở Lạc thư phải hoán chuyển lẫn nhau với vị trí của hỏa và kim của Hà đồ.
Tóm lại: Lạc thư vận hành khởi từ thuỷ qua đến hỏa, vì thuỷ khắc hỏa, lên kim vì hỏa khắc kim, đến mộc vì kim khắc mộc, vào thổ vì mộc khắc thổ, rồi lại trở về thuỷ, vì thổ khắc thuỷ.